Gà Bị Ké Chậu – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị [SV388]

Gà bị ké chậu hay gọi với tên khác là bệnh sưng củ bàn, bệnh lậu đế, người nông dân chăn nuôi gia cầm chắc chắn không xa lạ căn bệnh khá phổ biến này của gà. Tuy bệnh không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng chúng ta cần xử lý để đảm bảo chất lượng gà, nếu bạn muốn tìm hiểu đầy đủ vấn đề liên quan thì hãy cùng SV388 tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu khái niệm ké chậu là bệnh gì?

Gà bị ké chậu là bệnh xuất hiện ở gà do bị nhiễm trùng chân, vị trí xuất hiện bệnh ở phần thịt giữa lòng bàn chân do vi khuẩn Staphylococus gây ra. Loại vi khuẩn này có thể xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm nhiễm khi lòng bàn chân gà bị xước, lúc này lòng bàn chân của gà bị sưng tấy dẫn đến đi lại khó khăn. 

Sau thời gian vết thương sẽ không lành hoàn toàn và quá trình đi lại của gà sẽ tạo thành áp xe, tuy bề ngoài chỗ áp xe này không vấn đề gì nhưng bên trong có nhân tạo thành ổ hoại tử khiến gà cảm thấy đau đớn.

Lúc đầu gà sẽ đi hơi cà nhắc nhưng sau chỉ đi được bằng 1 chân.

Khi nuôi gà chọi, bệnh ké chậu chắc chắn không phải hiếm gặp gây ảnh hưởng chất lượng gà, bởi gà bị sưng ở củ bàn xem như tàn phế không đá đấm được nữa và đạp mái cũng ảnh hưởng rất nhiều.

Đối với gà thịt, những con bị ké chậu xếp vào loại bị tật ở chân và người kỹ tính không mua.

Hình ảnh chân gà bị ké chậu
Hình ảnh chân gà bị ké chậu

Xác định nguyên nhân khiến gà bị ké chậu

Trước khi chữa gà bị ké chậu, bạn cần xác định nguyên nhân và cơ chế lây bệnh như thế nào, đầu tiên nguyên nhân chủ yếu do xâm nhập loại vi khuẩn staphylococcus vào vết thương chưa lành ở chân gà.

Đối với gà chọi, nguyên nhân có thể xuất phát từ việc bị thương khi giao chiến với đối thủ.

Khi tiếp xúc môi trường không sạch, vết thương chưa lành khiến gà bị ké chậu, gà chọi có thể gặp nguy hiểm không thể chiến đấu hoặc tử vong do nhiễm trùng.

Thực tế thì cơ chế lây bệnh gà bị ké chậu không quá phức tạp, chúng ta phần nào yên tâm khi không có sự lây nhiễm chéo của gà khỏe mạnh và gà mắc bệnh.

Cơ sở nhiễm bệnh chủ yếu do vết thương chưa lành dẫn đến virus xâm nhập.

Xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh gà bị ké chậu
Xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh gà bị ké chậu

Xem Thêm >>>> Nguyên Nhân Gà Bị Bệnh Cầu Trùng Và Cách Phòng Bệnh

Phương pháp chữa gà bị ké chậu hiệu quả

Đây là kiến thức hữu ích đối với những người nuôi gà thịt và người nuôi gà chọi, ngày nay nhiều nguồn đáng tin cậy bật mí nhiều cách chữa gà bị ké chậu để mọi người tham khảo, vì mỗi cách có ưu điểm và nhược điểm khác nhau nên các bạn hãy cân nhắc rồi áp dụng.

Cách chữa gà bị ké chậu bằng vôi + mật ong

Cách chữa trị dân gian này được người dân truyền miệng qua nhiều đời và áp dụng phổ biến với nguyên liệu vôi dùng để ăn trầu và mật ong, bạn trộn theo tỉ lệ 1:1.

Tiếp theo bạn cạy lớp áp xe bên ngoài vùng bị ké chậu ra rồi bôi hỗn hợp vôi và mật ong vào.

Thành phần bên trong vôi giúp ăn mòn chỗ bị viêm và loại bỏ hết vi khuẩn, thời gian đầu chỗ bị viêm sẽ sưng lên nhưng thực hiện liên tục 7 – 10 ngày thì bệnh ké chậu khỏi hẳn.

Cách chữa gà bị ké chậu bằng mật ong và vôi
Cách chữa gà bị ké chậu bằng mật ong và vôi

Cách trị gà bị ké chậu bằng rượu và muối

Tương tự như công thức vôi + mật ong, bạn có thể chữa khỏi bệnh gà bị ké chậu bằng rượu + muối.

Ở đây bạn nên chọn rượu trắng nồng độ cao đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Nếu bạn dùng rượu kém thì nguy cơ làm vết ké chậu bị nặng hơn rất cao do khả năng sát trùng kém.

Sau khi trộn muối và rượu trong chiếc bát nhỏ, bạn nhúng chân gà bị ké chậu vào ngâm tầm 30 phút.

Thực hiện tương tự như vậy trong thời gian 10 – 15 ngày, gà bị ké chậu sẽ khỏi.

Công thức chữa gà bị ké chậu bằng muối và rượu
Công thức chữa gà bị ké chậu bằng muối và rượu

Xem Thêm >>>> Bật Mí Các Cách Sưởi Ấm Cho Gà Chọi Vào Mùa Đông

Chữa trị gà bị ké chậu bằng cách cắt bỏ phần bị viêm

Thực tế phương pháp này giúp bạn loại bỏ phần bị viêm nhanh hơn và trị được triệt để, song bạn phải cẩn thận tránh xảy ra nhiễm trùng lại thì chân đó gần như không đi lại được.

Trước tiên bạn vệ sinh sạch phần chân bị ké chậu bằng cách dùng dao lam cắt hết phần bị áp xe và khoét hết ổ viêm bên trong.

Sau đó bạn vệ sinh khu vực vừa cắt sạch sẽ với nước muối rồi bôi thuốc mỡ tra mắt tránh nhiễm trùng.

Tiếp theo bạn quấn băng gạc kín vùng chân gà vừa cắt tránh ảnh hưởng đến vết mổ khi gà đi lại.

Hàng ngày,bạn nhớ thay băng gạc 1 lần đến khi vết thương lành hẳn.

Những lưu ý trước và sau khi chữa bệnh ké chậu ở gà

Quá trình chữa trị gà bị ké chậu, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau, điều này giúp việc chữa trị mang lại hiệu quả cao cụ thể:

Lưu ý trước khi chữa bệnh gà bị ké chậu

Bạn lựa chọn cách chữa trị phù hợp để chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ và thực hiện chính xác, ở đây bạn có thể tham khảo ý kiến từ giới chuyên môn hoặc người có kinh nghiệm từng chữa trị.

Sau đó bạn vệ sinh sạch sẽ phần bị ké chậu giúp việc chữa trị mang lại hiệu quả cao nhất.

Trong thời gian chữa trị, bạn thấy gà mất sức dẫn đến ăn uống không nhiều thì đút cho gà ăn.

Việc này giúp gà tránh bị suy dưỡng ảnh hưởng thể trạng cơ thể.

Lưu ý sau khi chữa bệnh ké chậu ở gà

Biện pháp phòng ngừa phát bệnh hiệu quả không thể không nhắc đến chỗ ngủ, ở đây bạn nên lót miếng vải hoặc giẻ mềm sạch phía dưới gà giúp việc di chuyển dễ dàng.

Bạn không cho gà đi lại trên nền cát hay xi măng khiến phần ké bị sưng hoặc nhiễm trùng nặng hơn.

Chuồng gà luôn phải đảm bảo sạch sẽ và thường xuyên dọn phân sạch sẽ, như vậy bệnh gà bị ké chậu hạn chế phát nặng mức tối đa dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.

Chế độ dinh luôn phải đầy đủ giúp gà luôn khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả, điều này đặc biệt quan trọng đối với các chiến kê tham gia trận chiến khắc nghiệt.

Bạn bổ xung thêm nhiều mồi, chất tươi, vitamin và khoáng chất khác, hơn nữa bạn không thể thiếu thịt bò, rắn, rết, ếch, nhái, sò và cá hồi.

Sau khi chữa gà bị ké chậu cần vệ sinh chuồng ở sạch sẽ
Sau khi chữa gà bị ké chậu cần vệ sinh chuồng ở sạch sẽ

Kết luận

Với chia sẻ trên bạn đã biết khái niệm và cách chữa trị gà bị ké chậu chưa, đây là kiến thức quan trọng mà người nuôi cần nắm rõ để tạo ra những con gà đạt tiêu chuẩn. Qua đó gà đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng từ bên ngoài lẫn bên trong.

Đừng quên theo dõi chuyên mục kiến thức nuôi gà của chúng tôi để cập nhập thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *