Cúm gà hay còn được biết đến với một tên gọi khác là cúm gia cầm, căn bệnh này không chỉ lây sang người mà còn ảnh hưởng đến các loài động vật khác, dấu hiệu nhận biết bệnh được thể hiện thông qua một số triệu chứng cơ bản, để tìm cách khắc phục tình trạng gà bị cúm gia cầm mời bạn theo dõi nội dung được SV388 giới thiệu dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm gia cầm
Căn bệnh cúm gia cầm xuất hiện trên các loài động vật có vú bởi tác động trực tiếp từ virus, nguồn gốc của các loại virus này thường có trên cơ thể của gia cầm hoặc chim. Chúng trực tiếp xâm nhiễm vào các loài động vật khác, từ đó gây ra một số biến chứng về đường hô hấp hoặc khiến gà chết đột ngột.
Tên khoa học của loài virus gây nên bệnh cúm gia cầm chính là Avian Influenza (AI), quá trình nghiên cứu và phát hiện loại virus này được tính từ năm 1900 đến nay, căn bệnh có phạm vi lan rộng trên toàn thế giới, chúng có thể tạo ra “đại dịch cúm” ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người và các loài động vật xung quanh.
Biểu hiện gà chọi bị cúm gia cầm
Gà bị cúm gia cầm có thể xuất hiện trong nhiều giai đoạn nuôi dưỡng và chăm sóc gà chọi, để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra bạn nên biết một số triệu chứng và bệnh tích cơ bản trên gà như sau:
Triệu chứng
Gà bị cúm gia cầm có tỷ lệ tử vong lên đến 100%, dấu hiệu nhận biết gà bị bệnh thường chết đột ngột.
Virus cúm gia cầm tấn công trực tiếp đến đường hô hấp của gà, vì vậy mà gà thường thở khò khè, chảy nước mũi, chảy nước mắt, khó thở hoặc nổi vẩy mỏ.
Những giống gà mắc bệnh cúm thường không có khả năng để cao, đôi chân run rẩy và đi lại loạng choạng, thiếu vững vàng.
Gà chọi bị cúm gà cầm không còn sức đề kháng để vận động, thậm chí chúng còn bỏ ăn, xù lông và cánh xả.
Quan sát phần màu yến của gà nổi vết sưng đỏ, nhiều điểm xuất huyết trên đầu và chân, phân ra ngoài trắng loãng hoặc trắng xanh, đây là những biểu hiện của gà bị cúm gia cầm.

Xem Thêm >>>> Triệu Chứng Bệnh Cầu Trùng Và Cách Chữa Trị
Bệnh tích
Trên sách gà béo nhưng phần thịt thâm, khô do cơ thể không thể tiếp nhận nước trong thời gian dài.
Gà bị cúm gia cầm còn có bệnh tích xuất huyết, kèm theo đó là vấn đề hoại tử ở gan, lá lách hoặc thận.
Trên đầu gà sưng to và cả mặc phù nề nặng, mí mắt phù xuất hiện ở vùng họng hoặc họng chứa nhiều dịch nhầy.
Nội tạng gà thường xuất huyết hoặc cơ tim bị hoại tử, trong tim xuất hiện các loại dịch thẩm thấu màu vàng.
Phần da gà dày lên và van hồi manh tràng, do vấn đề niêm mạc hậu môn nên gà thường bị xuất huyết tại vị trí này.
Cách xử lý gà khi bị cúm gia cầm
Gà bị cúm gia cầm sẽ phải chịu rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng, do đó mà người nuôi gà nên biết cách phòng tránh đại dịch và xử lý khi có dịch, trong phần tiếp theo tổng hợp một số phương pháp mà bạn không nên bỏ qua.

Xem Thêm >>>> Bệnh Giun Đũa Gà – Cách Phòng Tránh Và Trị Bệnh Hiệu Quả
Phòng dịch cúm khi gà chưa mắc bệnh
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” được nhận định là châm ngôn đúng đắn trong mọi trường hợp, người nuôi gà chọi nên tối ưu hóa các biện pháp an toàn sinh học, đặc biệt là cách xử lý môi trường chăn nuôi, chuồng trại hoặc sân phơi nắng, những vị trí này cần được vệ sinh và sát trùng thường xuyên.
Xây dựng điều kiện sống lành mạnh là một bí quyết giúp gà chọi phát triển khỏe mạnh, bên cạnh đó bạn nên tiêm chủng cho các giống gà của mình theo quy định.
Quá trình tiêm chủng sẽ do bộ phận phòng chống đại dịch hỗ trợ, cách ngăn ngừa virus cúm gia cầm tốt nhất trên mỗi chú gà được thực hiện nhờ vào phương pháp này.
Để tránh tình trạng gà bị cúm gia cầm thì bạn nên lựa chọn các loại Vaccine thích hợp, hãy đảm bảo nguồn thuốc sử dụng cho gà có chất lượng ổn định.
Quá trình tiêm chủng có tác dụng loại trừ khả năng gây bệnh, đồng thời chuồng trại chăn nuôi dễ dàng kiểm soát bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Cách xử lý gà bị cúm gia cầm
Bên cạnh quá trình phòng bệnh thì bạn cũng nên nắm bắt phương pháp trị bệnh kịp thời, đối với những giống gà mắc bệnh cần khoanh vùng và tiêu hủy.
Môi trường nuôi gà mắc bệnh được sát trùng khử khuẩn liên tục, bên cạnh đó người nuôi gà chọi cần sử dụng các biện pháp tăng đề kháng cho gia cầm.
Bạn nên quan sát kỹ dấu hiệu và nhận biết tình trạng bệnh khi gà bị cúm gia cầm, nếu có những biểu hiện cơ bản thì người nuôi không được vận chuyển ra ngoài.
Quá trình tiêu hủy gà bị cúm được nhà nước đưa ra thông qua quy định cụ thể, đối với các ổ gia cầm có nguy cơ mắc bệnh cao cần được áp dụng biện pháp phòng tránh nghiêm ngặt.

Lời kết
Gà bị cúm gia cầm đã trở thành nỗi lo của nhiều người chăn nuôi, đặc biệt đối với những ai nuôi gà chọi vì đam mê và mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Bạn cần nắm bắt các triệu chứng và phòng tránh kịp thời căn bệnh này, hy vọng bài viết của chuyên mục kiến thức nuôi gà đã cung cấp những thông tin hữu ích mà bạn đang quan tâm.