Nguyên Nhân Gà Bị Bệnh Cầu Trùng Và Cách Phòng Bệnh – SV388

Bệnh cầu trùng là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến ở gà, tuy tỷ lệ chết thấp nhưng căn bệnh này khiến gà còi cọc, chậm lớn và tốn kém chi phí thức ăn cũng như thuốc thú y. Vậy bệnh cầu trùng là gì? Gà bị bệnh cầu trùng cần điều trị như thế nào để hiệu quả? Hãy cùng SV388 khám phá tất tần tật những thông tin liên quan tới bệnh cầu trùng ở gà qua bài viết sau đây nhé.

Gà bị bệnh cầu trùng là như thế nào?

Bệnh cầu trùng ở gà là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào, trong đó ký sinh trùng đơn bào gây ra căn bệnh này thuộc 2 dạng chủ yếu là Eimeria tenella thường kí sinh ở ruột già và Eimeria thường kí sinh ở ruột non.

Gà bị bệnh cầu trùng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, các tế bào thượng bì bị tổn thương, điều này khiến cho gà giảm mạnh khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dẫn tới còi cọc, chậm lớn. Bên cạnh đó, gà bị mắc bệnh cầu trùng còn có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác do sức đề kháng bị giảm sút, theo các khảo sát tỷ lệ tử vong trung bình của căn bệnh này là khoảng 20 – 30%.

Bệnh cầu trùng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, các tế bào thượng bì bị tổn thương
Bệnh cầu trùng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, các tế bào thượng bì bị tổn thương

Nguyên nhân khiến gà bị bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng lây truyền chủ yếu thông qua đường tiêu hóa, khả năng tồn tại của noãn nang cầu trùng ở môi trường bên ngoài là cực kỳ lâu.

Vì thế khi gà ăn phải thức ăn hoặc nước uống có chứa noãn nang cầu trùng chính là nguyên nhân khiến chúng mắc phải căn bệnh này, bên cạnh đó những loài côn trùng và động vật gặm nhấm cũng là nguyên nhân lây bệnh cầu trùng gián tiếp cho gà.

Bệnh cầu trùng lây truyền chủ yếu thông qua đường tiêu hóa
Bệnh cầu trùng lây truyền chủ yếu thông qua đường tiêu hóa

Xem Thêm >>>> Bật Mí Các Cách Sưởi Ấm Cho Gà Chọi Vào Mùa Đông

Dấu hiệu nhận biết gà bị bệnh cầu trùng

Gà bị bệnh cầu trùng thường có triệu chứng bỏ ăn, khát nước và đi lại loạng choạng, đặc biệt theo các chuyên gia bệnh cầu trùng ở gà gồm 3 thể:

Thể cấp tính

Đối với thể cấp tính của bệnh cầu trùng, triệu chứng rõ rệt nhất chính là gà ăn kém hoặc bỏ ăn, chúng luôn ủ rũ, mệt mỏi, khát nước và di chuyển cực kỳ khó khăn. Ở thể nà phân của gà thường có bọt vàng hoặc màu nâu đỏ, tiếp đó bệnh chuyển sang giai đoạn gà đi ngoài lẫn máu.

Trong giai đoạn này, gà trông thiếu nhanh nhẹn, hoạt bát và cực kỳ yếu ớt, nhợt nhạt, sau khoảng một tuần nhiễm bệnh cầu trùng, chúng có dấu hiệu bị co giật, nếu người nuôi không điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong của gà lên đến 80%.

Thể mãn tính

Gà bị bệnh cầu trùng thể mãn tính thường khoảng 90 ngày tuổi, khi nhiễm bệnh gà thường bị đi ngoài phân sống, tiêu chảy.

Bởi vì thức ăn không được tiêu hóa kịp thời, chúng xù lông, mệt mỏi, ốm yếu và khó khăn trong việc di chuyển, thế nhưng bệnh tiến triển không quá nhanh trong giai đoạn này.

Căn bệnh cầu trùng ở thể mãn tính khiến niêm mạc ruột của gà bị hư hại nặng, do đó việc trao đổi và hấp thụ dinh dưỡng diễn ra trở nên khó khăn, từ đó khiến gà bị còi cọc và tăng cân chậm.

Gà bị bệnh cầu trùng thể mãn tính thường xù lông, mệt mỏi, ốm yếu
Gà bị bệnh cầu trùng thể mãn tính thường xù lông, mệt mỏi, ốm yếu

Xem Thêm >>>> Triệu Chứng Bệnh Newcastle Và Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả

Thể mang trùng

Thể mang trùng ở bệnh cầu trùng còn được gọi là thể ẩn bệnh, đây là một dạng tương đối phức tạp và thường xuất hiện ở gà đang sinh đẻ hoặc đã trưởng thành.

Gà bị bệnh cầu trùng thể mang trùng vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường và ít ỉa chảy, dù vậy căn bệnh này khiến tỷ lệ đẻ trứng của gà giảm tới 20%.

Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh cầu trùng ở gà

Cách phòng bệnh

Nguồn lây lan bệnh cầu trùng ở gà chủ yếu là thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh, vậy nên người nuôi cần nên thực hiện những biện pháp sau đây để phòng bệnh cầu trùng cho gà hiệu quả:

  • Bạn cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo sự thoáng mát, máng ăn máng uống cần vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo thức ăn, nước uống không chứa mầm bệnh.
  • Gà bị bệnh cầu trùng đã chết thì cần phải tiêu hủy, gà bệnh phải nuôi trong khu vực khô ráo và cách ly với những con gà khác, chỉ khi gà khỏe mạnh và không còn mang bệnh cầu trùng thì mới cho nhập đàn.
  • Người nuôi có thể sử dụng thuốc kháng sinh trộn với thức ăn theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, một số loại thuốc kháng sinh có thể ngăn bệnh cầu trùng như là như DICLACOX, AMPRO WS,…
  • Sử dụng Vaccine để phòng bệnh cầu trùng là phương pháp được khuyến cáo sử dụng nhất, với biện pháp này, gà sẽ không không bao giờ nhiễm bệnh, điều này giúp người nuôi tiết kiệm chi phí thuốc sau này.
Người nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo sự thoáng mát
Người nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo sự thoáng mát

Xem Thêm >>>> Tổng Hợp Những Kiến Thức Nuôi Gà Hay Từ Cao Thủ

Điều trị bệnh

Hiện nay bệnh cầu trùng ở gà có thể điều trị bằng một số loại kháng sinh một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo những sản phẩm điều trị bệnh cầu trùng ở gà sau đây:

  • VIP-MONO
  • AMPRO WS
  • MEBI-COX 5%

Lời kết

Bài viết của chúng tôi trên là những thông tin chia sẻ về bệnh cầu trùng ở gà, hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn nắm rõ nguyên nhân, cách phòng và điều trị kịp thời khi gà bị bệnh cầu trùng nhé. Việc phát hiện và phòng bệnh kịp thời sẽ giúp chiến kê của bạn được phát triển tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *