Đối với người nuôi gà chọi thì căn bệnh kỵ nhất và cũng dễ gặp phải nhất đó chính là bệnh thương hàn, bởi đây là căn bệnh rất nguy hiểm, có tốc độ lây nhanh và hậu quả mà nó để lại rất nặng nề. Tuy nhiên vẫn có cách phòng và trị bệnh thương hàn gà hiệu quả, mời các bạn quan tâm theo dõi bài viết này của nhà cái SV388 nhé.
Bệnh thương hàn gà là bệnh gì?
Bệnh thương hàn gà là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở gà, do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum tồn tại trong tự nhiên gây ra, vì đặc tính truyền nhiễm cấp tính nên bệnh xuất hiện ở mọi giai đoạn phát triển, từ gà nhỏ đến gà trưởng thành.
Bệnh có tốc độ phát triển rất nhanh những con gà bị bệnh có thời gian ủ bệnh 3 – 4 ngày, thời gian phát bệnh lên đến cả tháng.
Nếu không phát hiện bệnh kịp thời thì tình trạng tiêu chảy kém ăn kéo dài sẽ khiến chất lượng và thể lực gà giảm sút trầm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thương hàn trên gà, đặc biệt là gà chọi thường gặp là do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum – loại vi khuẩn này một khi xâm nhập vào cơ thể con gà sẽ làm sức đề kháng suy giảm nhanh chóng, ngoài ra còn một số yếu tố ngoài môi trường tự nhiên cũng là yếu tố thức đẩy vi khuẩn gây bệnh thương hàn gà.
Nơi ở lý tưởng của loại vi khuẩn này ở mỗi lứa tuổi gà có sự khác nhau:
- Ở gà con vi khuẩn gây bệnh có trong phủ tạng, máu, túi lòng chưa tiêu, tủy xương.
- Ở gà lớn vi khuẩn gây bệnh có trong dịch hoàn, các cơ quan nội tạng, buồng trứng.
Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con bằng cách xâm nhập vào buồng trứng vào phổi hoặc vào lỗ huyệt vỏ trứng, ngoài ra bệnh còn lây lan trực tiếp qua tiếp xúc hoặc gián tiếp qua chất thải, thức ăn, nước uống hay dụng cụ chứa mầm bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thương hàn gà
Dưới đây là một số biểu hiện của gà chọi mắc bệnh thương hàn bạn cần biết để phát hiện và tìm cách xử lý bệnh kịp thời.
Gà chọi con:
- Gà con mắc bệnh thương hàn là đã bị ủ bệnh 3 – 4 ngày nên khi phát bệnh sẽ bị đi ngoài phân lỏng, màu trắng và có dịch nhầy.
- Khu vực lông phần hậu môn thường bị bết, bệnh nặng khiến gà chướng bụng, đầy hơi ở bù diều không ăn uống lâu ngày dẫn tới tử vong.
Gà chọi trưởng thành:
- Dù gà chọi là giống gà có sức đề kháng cực tốt nhưng vẫn không tránh khỏi việc mắc bệnh thương hàn ở gà.
- Khi phát bệnh thì gà đi ỉa nhiều dẫn đến bại huyết nên da gà đỏ tươi chuyển sang màu sẫm, gan sưng to có vài chỗ xuất hiện đốm trắng, vàng nhạt, nặng hơn là một phần gan bị hoại tử ruột viêm loét rộng, viêm cơ tim, viêm phúc mạc, dịch hoàn có dấu hiệu bị hoại tử.
Đối với gà chọi mái:
- Mắc bệnh thương hàn thì buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm, nang trứng biến dạng thấy rõ.

Xem Thêm >>>> Nguyên Nhân Gà Bị Hô Hấp Mãn Tính Và Cách Phòng Trị
Cách trị bệnh thương hàn gà hiệu quả
Bệnh thương gà ở gà tuy nguy hiểm và lây lan nhanh nhưng vẫn có cách điều trị dứt điểm giúp anh em sư kê giảm tổn thất kinh tế, khi phát hiện gà mắc bệnh, anh em áp dụng phác đồ điều trị 3 – 5 ngày như sau:
- Cách ly những con gà bị bệnh ra khỏi khu vực chăn nuôi, sau đó vệ sinh chuồng trại và phun thuốc khử trùng.
- Dùng thuốc theo 1 trong 3 phác đồ điều trị bệnh dưới đây:
Phác đồ 1:
- Lấy FLOR 200 với liều lượng là 1ml/10kg thể trọng hòa vào nước uống, dùng GLUCO K-C THẢO DƯỢC với liều lượng là 2g/lít nước.
- BỔ GAN THẬN ĐẶC BIỆT với liều thích hợp là 1ml/1 lít nước, tất cả hoàn lẫn vào với nhau cho gà uống để hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Phác đồ 2:
- Lấy COLISTIN-G750 với liều lượng là 1g/4-5kg thể trọng trộn thức ăn hoặc hòa nước uống.
- Tiếp tục dùng CỐM – B.COMPLEX C NEW với liều lượng là 1g/2lít nước cho gà uống để hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Phác đồ 3:
- Lấy G-NEMOVIT @ lượng vừa đủ là 1g/3-5kg thể trọng trộn với thức ăn hoặc nước uống, dùng tiếp BỔ – B.
- COMPLEX lượng vừa đủ 1g/2 lít nước, kết hợp với 10g MEN LACZYME cho 3 kg thể trọng của gà.
- Mục đích chính là hỗ trợ tăng sức đề kháng, phục hồi các cơ quan tổn thương.

Xem Thêm >>>> Bệnh Nấm Phổi Ở Gà – Nguyên Nhân Và Cách Trị
Cách phòng bệnh thương hàn ở gà
Là một sư kê chuyên nghiệp chắc hẳn bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc chọn giống gà có nguồn gốc rõ ràng.
Ngoài ra khu vực chăn nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ và phun khử trùng thường xuyên 1-2 lần/tuần.
Tuyệt đối không để chuồng trại bẩn thỉu, dụng cụ chăn nuôi, khay đồ ăn thức uống có bẩn tích tụ.
Chuồng nuôi phải cao ráo, thoáng mát vào mùa hè, ấm cúng vào mùa đông, đặc biệt phải dùng Formol xông khi ấp trứng gà để tiêu diệt mầm bệnh ngay từ trong trứng.

Xem Thêm >>>> Tổng Hợp Những Kiến Thức Nuôi Gà Hiệu Quả
Lời kết
Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên có thể giúp bạn hiểu thêm về bệnh thương hàn gà, cũng như cách phòng và trị bệnh hiệu quả, vì vi khuẩn gây bệnh thương hàn rất dễ tích tụ, sinh sôi. Bạn cần chú ý phân bố mật độ nuôi hợp lý, vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ… dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho gà để phòng bệnh đạt hiệu quả cao nhé.